Mụn lưng là gì? Cách điều trị mụn lưng tại nhà?

Mụn lưng là gì? Cách điều trị mụn lưng tại nhà?

Mụn ở lưng không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu cho nhiều người. Nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, mụn lưng có thể kéo dài dai dẳng, thậm chí sưng viêm, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, khó chịu. Cụ thể nguyên nhân mụn lưng là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân mụn lưng và cách điều trị mụn lưng tại nhà sao cho đơn giản mà hiệu quả qua bài viết dưới đây của Luvis Việt Nam!

Mụn lưng là gì?

Mụn lưng là loại mụn được hình thành do lỗ chân lông ở vùng lưng tiết ra khá nhiều bã nhờn (mồ hôi), tế bào chết body và dầu gây bít tắt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mụn sinh trưởng. Cấu trúc da ở lưng khá giống với khuôn mặt nàng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những chất bẩn rất dễ tụ ở nang lông và gây mụn.

Một thống kê về các người bị mụn thì có 92% tỷ lệ người bị các loại mụn trên mặt và 60% người bị mụn lưng, cổ (theo everydayhealth). Con số này cho thấy số người bị mụn lưng cũng phổ biến như bị mụn ở mặt vậy. Chính vì thế, nếu nàng chẳng may bị mụn ở lưng thì đừng quá lo lắng nhé, đây cũng là tình trạng phổ biến thôi mà!

Nguyên nhân gây mụn ở lưng

Cũng giống như nguyên nhân gây ra các loại mụn trên da mặt, mụn lưng xảy ra khi lỗ chân lông bề mặt da lưng bị tắc nghẽn. Mụn lưng xảy ra ở cả nam và nữ, ngoài tính gây mất thẩm mỹ nó còn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn lưng phổ biến nhất do:

  • Môi trường sống không sạch sẽ: Chăn, ga, gối, mền không sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và bệnh lý trên da trong đó có mụn lưng. Môi trường làm việc có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, nhất là khi thời tiết nóng bức hoặc ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Dị ứng với mỹ phẩm: các loại kem chống nắng, kem dưỡng da,… không thích hợp với cơ địa da, sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, sẽ gây kích ứng da, viêm nhiễm và tổn thương da. Lưu , khi sử dụng những sản phẩm không phù hợp với làn da sẽ gây mất cân bằng hoạt động của tuyến bả nhờn, dầu nhờn tiết ra nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và hình thành mụn.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: đặc biệt đối với tuổi dậy thì , nồng độ hoocmon trong cơ thể có sự thay đổi làm cho tuyến bả nhờn ở lưng, mặt hoạt động mạnh mẽ và tăng sản xuất dầu nhờn hơn.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn uống hàng ngày có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đường,..uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…là một trog những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành mụn trên lưng hay trên bề mặt da trên cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác gây mụn ví dụ như đeo ba lô, tựa ghế và thiết bị tập thể dục cọ xát vào lưng, không tắm sạch sau khi đổ mồ hôi, căng thẳng kéo dài,…

Các loại mụn trên lưng mà bạn nên biết

– Mụn đầu đen: là loại mụn xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm.

– Mụn nhọt: là một dạng nhiễm trùng da dưới lớp chân lông hay tuyến dầu nhờn. Sau 4 đến 7 ngày, dịch mủ sẽ hình thành dưới da.

– Mụn mủ: cũng giống như mụn nhọt, nhưn gmunj mủ có kích thước lớn hơn, là những nốt đỏ trên da có đầu màu vàng hoặc dịch trắng, bên trong chứa dịch mủ gồm dầu nhờn, tế bào dịch mủ và vi khuẩn.

– Mụn trứng cá: Loại mụn này hình thành khi vi khuẩn cũng bị mắc kẹt trong nang lông. Những tổn thương này phát triển sâu bên dưới bề mặt da của bạn, nơi nó cứng lại và tạo thành một nốt lớn, gây đau đớn. Vị trí tổn thương sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến mô gây viêm.

– Mụn đầu trắng: cũng là loại mụn trứng cá, hình thành khi tế bào chết lâu ngày kết hợp với dầu nhờn tiết ra và vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Lứa tuổi từ 14-35 thường xuất hiện mụn đầu trắng.

– U nang: Nang là những tổn thương mụn lớn hơn, chứa đầy mủ và hình thành khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông. Với mụn trứng cá dạng nang, tình trạng nhiễm trùng sâu hơn vào da, tạo ra một khối u gây đau đớn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị mụn lưng

Cách điều trị mụn lưng cũng giống như các loại mụn khác trên cơ thể. Các thành phần tương tự như axit salicylic và benzoyl peroxide cũng có thể giúp trị mụn lưng. Lưu ý, phải giữ cho vùng da bị mụn luôn sạch sẽ và cần phải tẩy tế bào chết trên da. Tuy nhiên việc phòng ngừa hiệu quả hơn so với điều trị. Chăm sóc da có thể hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm mụn lưng từ nhẹ đến trung bình, nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hoặc nhận thấy rằng nó không biến mất mặc dù đã điều trị, hãy đến gặp bác sĩ da liễu.

Một số lời khuyên của Bác sĩ da liễu để giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị mụn lưng như:

  1. Thường xuyên làm sạch bề mặt da trên cơ thể bằng các sản phẩm chăm sóc da, tẩy tế bào chết, ngay cả khi da của bạn đã sạch mụn
  2. Ngưng sử dụng các sản phẩm có chất tẩy mạnh
  3. Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, rượu bia, thuốc lá,…
  4. Thay đổi ga trải giường và vỏ gối hàng tuần
  5. Lưu ý hạn chế cọ sát vào vùng lưng chẳng hạn như ba lô
  6. Đảm bảo tắm càng nhanh càng tốt sau khi tập luyện để tránh mồ hôi bám trên da

 Kết luận 

Mụn trứng cá ở lưng không phải là vấn đề da liễu hiếm gặp. Để giảm thiểu nguy cơ bị mụn, chúng ta nên xây dựng thói quen chăm sóc da đều đặn và nhẹ nhàng; trong đó việc giữ vệ sinh là điều đặc biệt quan trọng. Việc điều trị mụn trứng cá trên lưng cũng cần thời gian nhất định và đúng phương pháp. Đối với tình trạng mụn nặng bạn không nên tùy ý sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà để tránh khiến mụn viêm nhiễm thêm; tốt hơn hết bạn cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Chia sẻ