Bọng mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bọng mắt!

Bọng mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bọng mắt!

Bọng mắt là gì? Tình trạng bọng mắt nầy có nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn không? Bài viết dưới đây Luvis Việt Nam sẽ cho bạn biết bọng mắt là gì, cách khắc phục, ngăn ngừa hiện tượng này ra sao, đoán đọc tại đây nhé!

Bọng mắt là gì?

Bọng mắt là tình trạng sưng nhẹ hoặc cảm giác như có một túi nhỏ bên dưới mắt. Bọng mắt có thể do nhiều nguyên nhân. Da chùng nhão, túi mỡ bên dưới mắt, tăng sắc tố ở vùng da quanh mắt hoặc lão hoá tự nhiên đều có thể dẫn đến hình ảnh bọng mắt kèm quầng thâm với một vẻ ngoài mệt mỏi. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể được di truyền từ cha mẹ và thấy ở những người trẻ tuổi nhưng đa số nguyên nhân hay gặp nhất là do sự lão hoá.

Những dấu hiệu của bọng mỡ mắt

Tình trạng này rất dễ xác định thông qua các triệu chứng phổ biến sau:

  • Vùng da dưới mắt sưng nhẹ
  • Vùng da mắt sưng phồng lên
  • Mắt có thể bị chảy xệ, kèm theo quầng thâm.

Đặc biệt, các dấu hiệu này rất dễ nhận biết sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Sở dĩ bọng mắt thường xuất hiện ở dưới lớp da mí mắt vì đây là vùng da mỏng nhất trên gương mặt.

Nguyên nhân gây ra bọng mắt là gì?

Nguyên nhân khách quan

Lão hóa

Theo tuổi tác, các mô xung quanh mắt, bao gồm một số các cơ hỗ trợ mí mắt sẽ bị yếu dần đi, cùng với đó là khả năng đàn hồi của da bị suy giảm. Mỡ hỗ trợ mắt di chuyển vào mí mắt dưới, gây ra bọng dưới  mắt.

Có tới 80% khả năng bị bọng mắt sau khi chúng ta bước qua độ tuổi 35, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở cả hai giới.

Di truyền

Nhiều trường hợp bị bọng mắt bẩm sinh do gen di truyền, tức là từ nhỏ đã có nguy cơ xuất hiện bọng mắt và nó thậm chí còn to dần theo thời gian khi bạn trưởng thành.

Điều kiện thể chất

Bệnh phù và mất nước trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra bọng mỡ mắt. Bạn dễ gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai, có kinh nguyệt do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Vấn đề sức khỏe

Một vài vấn đề về sức khỏe như: ốm đau, bệnh thận, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chức năng tuyến giáp,… cũng làm xuất hiện bọng mắt.

Ví dụ, những người mắc bệnh xoang kinh niên hoặc dị ứng sẽ xuất hiện bọng mắt, do sự tái phát liên tục của bệnh làm xẹp đi vùng da dưới mắt.

Nguyên nhân chủ quan

Giữ nước (đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc do ăn mặn)

Nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng lưu giữ nước. Hoặc sau khi bạn thức dậy, soi gương sẽ thấy mí mắt sưng phồng bất thường do chúng ta không chớp mắt khi ngủ.

Ngay sau khi bạn mở mắt và nhấp nháy bắt đầu, một số vết sưng này có thể giảm đi sau một giờ.

Thiếu ngủ, khóc

Những trường hợp này có thể khắc phục bằng việc đắp một túi lọc trà đã qua sử dụng hoặc 1 chiếc thìa nhôm để trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải chứng mất ngủ kéo dài thì tình trạng này trở nên khó xử lý hơn rất nhiều.

Hút thuốc, uống rượu

Đây là nguyên nhân gây bọng mắt thường gặp ở nam giới. Việc lạm dụng các chất kích thích sẽ làm hao hụt lượng nước thiết yếu trong cơ thể, buộc cơ thể phải tự trữ nước, dẫn đến sưng nề.

Trang điểm thường xuyên

Nữ giới thường có thói quen trang điểm, tuy nhiên ít ai biết rằng việc cọ xát các dụng cụ trang điểm vào vùng da quanh mắt lâu dần sẽ khiến làn da chảy xệ, nhăn nheo và xuất hiện bọng mắt.

Thêm vào đó, nếu bạn không tẩy trang kỹ thì tiến trình này lại càng diễn ra nhanh chóng hơn.

Những biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa bọng mắt?

  • Sử dụng gạc mắt. Làm ướt khăn sạch với nước lạnh. Trong khi ngồi, áp khăn ẩm lên vùng da dưới và xung quanh mắt của bạn vài phút và ấn nhẹ.
  • Cắt giảm chất lỏng trước khi đi ngủ và hạn chế muối trong chế độ ăn uống. Điều này sẽ làm giảm sự giữ nước có thể gây ra túi dưới mắt.
  • Đừng hút thuốc. Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về bọng mắt dưới của bạn.
  • Ngủ đủ giấc. Đối với hầu hết người trưởng thành, ngủ 7-8 tiếng một đêm là vừa đủ.
  • Kê đầu cao đầu khi ngủ. Điều này giúp ngăn ngừa dịch tích tụ xung quanh mắt khi bạn ngủ. Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối dưới đầu hoặc dựng đầu nệm hơi cao lên một chút.
  • Giảm các triệu chứng dị ứng. Một cách hạn chế bọng mắt khác chính là tránh bị dị ứng. Nếu đã bị dị ứng, bạn có thể thử uống các loại thuốc chống dị ứng không cần kê toa. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách phòng ngừa nếu bạn đã từng bị sưng mi mắt do thuốc nhuộm tóc, xà phòng, mỹ phẩm hay các chất gây dị ứng khác.
  • Sử dụng mỹ phẩm. Nếu bạn muốn che đi quầng thâm mắt của mình, hãy thử dùng phấn trang điểm để che khuyết điểm.

Phương pháp để điều trị bọng mắt

Thuốc

Nếu bạn nghĩ mình bị sưng dưới mắt là do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc dị ứng theo toa.

Nhiều phương pháp điều trị nếp nhăn khác nhau được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của bọng mắt. Chúng bao gồm laser tái tạo bề mặt da, lột da bằng hóa chất và tiêm xoá nhăn giúp cải thiện da, căng da và trẻ hóa phần da dưới mắt.

Phẫu thuật mí mắt

Phẫu thuật mí mắt  là một lựa chọn để loại bỏ bọng mắt. Bác sĩ phẫu thuật cắt ngay dưới lông mi trong nếp gấp tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí dưới. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoặc tái phân phối chất béo dư thừa, cơ và da bị chảy xệ, sau đó khâu mép cắt với loại chỉ tự tiêu rất nhỏ theo nếp gấp tự nhiên của mí hoặc bên trong mí mắt dưới. Thủ thuật này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú.

Ngoài cắt bỏ bọng dưới mắt, phẫu thuật mí mắt cũng có thể sửa chữa:

  • Túi mắt và sưng phồng mí trên
  • Sụp mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn của bạn
  • Xệ các mí, có thể nhìn thấy tròng trắng dưới mống mắt – phần có màu của mắt
  • Da dư thừa ở mí mắt dưới

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro của phẫu thuật mí mắt, trong đó bao gồm nhiễm trùng, khô mắt, các vấn đề thị lực, tuyến nước mắt và vị trí mí mắt.

Kết luận

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các bài viết của LivisVietNam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chia sẻ