Peel Da là gì? Peel Da tại nhà có an toàn không?

Peel Da là gì? Peel Da tại nhà có an toàn không?

Peel da là phương pháp làm đẹp được hội chị em săn đón lựa chọn hiện nay vì tính hiệu quả cao chỉ trong thời gian ngắn. Vậy peel da là gì? Những lợi ích và tác hại của việc peel da như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về peel da thông qua bài viết dưới đây của Luvis Việt Nam nhé!

1. Peel da là gì?

Peel da (Chemical Peel) – là phương pháp “tẩy tế bào chết” một cách chuyên sâu hơn các dạng scrub thông thường. Phương pháp sử dụng các acid có nguồn gốc từ thiên nhiên ở nồng độ thích hợp  đưa vào về mặt da, giúp thay mới lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của làn da), đồng thời phục hồi cấu trúc của lớp bì (lớp da thật sự) phía dưới một cách hiệu quả nhờ tăng sinh collagen và elastin.

2. Công dụng của peel da?

  • Hỗ trợ trị mụn: Một số loại mụn khó điều trị như mụn ẩn, mụn đầu đen sẽ trồi lên, để lộ phần nhân se lại giúp cho việc nặn mụn trở nên dễ dàng.
  • Cải thiện bề mặt da: Khi lớp tế bào cũ được loại bỏ, da của bạn sẽ trở nên sáng và mịn màng hơn. Đồng thời, hạn chế việc da tiết dầu thường xuyên từ đó giúp giảm tình trạng lỗ chân lông to và khiến da “ăn” make up hơn.
  • Cải thiện sắc tố da: Các vết thâm, sạm, nám và tàn nhang sẽ được làm mờ. Nền da được bậc tone trở nên sáng và đều màu. Không cần che khuyết điểm, da vẫn xinh lung linh.
  • Chống lão hóa: Bên cạnh các tác dụng kể trên, nếu bạn peel da với tần suất phù hợp, làn da sẽ được tái cấu trúc cũng như được kích thích sản sinh collagen một cách thường xuyên. Nhờ đó, da luôn trông hồng hào và có độ căng bóng tự nhiên.

3. Một số cấp độ peel da hiện nay

Peel da được phân làm 3 cấp độ: peel nông, trung bình và sâu. Các cấp độ này được xác định dựa vào cơ chế hoạt động và nồng độ của axit sử dụng trong thủ thuật peel. Việc lựa chọn cấp độ peel phù hợp phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người, song song với thời gian điều trị và nhu cầu cải thiện làn da.

  • Peel da nông (độ sâu từ 0.06 – 0.45mm): Cấp độ này là nhẹ nhất, chỉ tác động lên bề mặt da nên không gây đau đớn cho người sử dụng. Kiểu peel da này có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng hoặc giúp làm khô cồi mụn.
  • Peel da trung bình (độ sâu 0.6mm): Với cấp độ này thì hoạt chất hóa học sẽ đi sâu vào bên trong biểu bì, có tác dụng mạnh hơn so với peel da nông. Với những ai muốn làm trắng da thì nên lựa chọn cấp độ peel da trung bình vì chỉ sau vài ngày, lớp da mới sẽ được hình thành và sáng màu hơn so với làn da trước khi peel.
  • Peel da sâu (độ sâu 0.8mm): Đây là cấp độ peel mạnh nhất vì nó sẽ tác động đến tầng bì có thể giúp cải thiện nếp nhăn, lỗ chân lông to, vết thâm nám,…

4. Những hoạt chất được sử dụng trong peel da

Dưới đây là 5 loại hoạt chất thường được sử dụng để peel da:

  • Alpha Hydroxy Acid (AHA): AHA là nhóm axit gốc nước tự nhiên, có công dụng tẩy da chết, làm trắng sáng da, trị mụn và trị sẹo. Hiện nay, AHA thường được chiết xuất từ các loại thực phẩm như sữa chua, cam, quýt,..
  • Salicylic Acid (BHA): BHA là dạng axit gốc dầu, có thể thẩm thấu nhanh vào bên trong da nên có tác dụng tẩy da chết từ sâu trong lỗ chân lông, giúp kháng viêm, giảm sưng và kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra.
  • Tricloacetic Acid (TCA): TCA là một loại axit hữu cơ, có tác dụng trẻ hóa và tái tạo cấu trúc làn da, từ đó khắc phục được các nếp nhăn và các dấu hiệu tuổi tác.
  • Retinol: Retinol là một dạng dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng trị mụn và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa cho làn da.
  • Jessner: Jessner là một hợp chất hóa học có tác dụng trị mụn, tiêu sừng, giảm thâm nám và cải thiện nếp nhăn.

5. Các bước thực hiện peel da tại cơ sở chăm sóc da liễu

Bước 1: Làm sạch da. Sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để loại bỏ đi bụi bẩn, bã nhờn trên da.

Bước 2: Sát khuẩn da. Bạn sẽ được bôi một lớp dung dịch sát khuẩn để đảm bảo da sạch khuẩn và tránh bị viêm nhiễm.

Bước 3: Peel da. Kỹ thuật viên sẽ bôi một lớp axit peel lên bề mặt da, để khoảng 10 phút. Lúc này bạn sẽ cảm thấy da nóng rát và hơi khó chịu.

Bước 4: Làm dịu da. Kỹ thuật viên sẽ trung hòa axit peel da để làm giảm cảm giác nóng và châm chích trên da.

Bước 5: Đắp mặt nạ. Sau khi peel, bạn sẽ được đắp mặt nạ để phục hồi da trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, tùy vào từng cơ sở làm đẹp, kỹ thuật viên có thể sử dụng thêm máy chiếu ánh sáng xanh để làm dịu da cho bạn.

6. Chỉ định và chống chỉ định khi peel da: Bạn đã biết chưa?

Chỉ định:

  • Chỉ định thẩm mỹ cho người có lỗ chân lông, nếp nhăn nhẹ, sẹo nông và lão hóa da do ánh nắng.
  • Người đang bị tăng sinh biểu mô và khối u, dày sừng da đầu hoặc bị viêm da trứng cá, viêm da do demodex.
  • Người bị rối loạn sắc tố như nám hoặc rối loạn sau viêm.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tuyệt đối: Người bị nhiễm trùng với vi khuẩn, virus, nấm, có tiền sử dị ứng với thành phần, có vết thương hở, mang thai. Người đang điều trị isotretinoin trong vòng 6 tháng trước (đối với peel da sâu và trung bình) hoặc bệnh nhân mắc herpes simplex.
  • Chống chỉ định tương đối: Những người đang bị viêm da dị ứng, vảy nến, phơi nhiễm phóng da và có thực hiện phẫu thuật trẻ hóa da mặt gần đây.

7. Các lưu ý khi peel và sau khi peel da

Trước và sau khi peel da, bạn nên lưu ý các điều sau để hạn chế những tổn thương da có thể xảy ra.

Trước khi Peel da

  • Khám da: Trước khi peel da bạn nên gặp bác sĩ trước để kiểm tra tình trạng da mặt, có thể peel da hay không và nếu peel thì dùng loại peel nào cho phù hợp.
  • Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín: Peel da ở nơi uy tín sẽ đảm bảo chất lượng peel tốt hơn, tránh được hàng kém chất lượng và tổn thương da mặt.

Sau khi Peel da

  • Hạn chế đi ra nắng trong vài ngày đầu sau peel. Lúc này da còn yếu, dễ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, làm giảm tác dụng của peel da.
  • Dùng nước muối sinh lý để làm sạch da thay cho sữa rửa mặt.
  • Không tự ý cạy, gỡ mài mà nên để da tự bong tróc.
  • Hạn chế trang điểm để không làm bị bít tắc, khiến tình trạng da tồi tệ hơn.
  • Dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng da quá khô.

Trên đây là những thông tin liên quan tới việc peel da. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiễu rõ hơn về peel da tại nhà, cũng như những ưu và nhược điểm của phương pháp làm đẹp, trước khi quyết định có thực hiện phương pháp này hay không.

Chia sẻ