Mụn nội tiết là gì? Điều trị có hết không?
26 Tháng Mười Một, 2022Mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết hình thành như thế nào? Bạn muốn tìm hiểu cho các câu hỏi ở trên hay hiểu rõ về mụn nội tiết là gì, nguyên nhân do đâu bạn cùng Luvis Việt Nam tìm hiểu nhé!
Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết (hay còn gọi là mụn trứng cá) là loại mụn xuất hiện do liên quan đến sự hình thành và thay đổi hormone trong cơ thể. Mụn nội tiết thường sẽ xuất hiện trong giai đoạn dậy thì là chủ yếu. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải loại mụn này do việc hormone thay đổi có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
Hiện tượng rối loạn nội tiết tố thông thường xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì. Do đó, bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê gần đây, có đến 50% nữ giới bị mụn nội tiết. Còn ở phụ nữ bước vào giai đoạn từ 40 – 49 tuổi chỉ còn lại 25%.
Nguyên nhân gây mụn nội tiết
- Rối loạn quy trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
- Hoạt động chức năng của cơ thể không theo quỹ đạo bình thường
- Da bị kích thích sản xuất và tăng tiết bã nhờn
- Tế bào chết ách tắt gây bít lỗ chân lông sinh mụn, đặc biệt là mụn mủ, mụn viêm sưng không có cồi.
- Stress, căng thẳng liên tục trong một thời gian dài, gây suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận, giảm sinh Cortisol (1 loại hoormon) dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Gây viêm mụn nội tiết.
- Dùng quá nhiều café với hàm lượng caffeine cao khiến cơ thể bị kích thích, tăng sinh nội tiết tố Cortisol, mất cân bằng kiểm soát.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mụn nội tiết
- Mụn nổi nhiều ở nửa dưới khuôn mặt, dọc theo đường viền quai hàm, cằm. Tuy nhiên không phải mụn cứ xuất hiện ở tầng mặt dưới đều được xem là mụn nội tiết đâu nhé. Chúng ta vẫn cần phải xét đến nhiều yếu tố khác, bạn đọc tiếp bên dưới nhé.
- Mụn không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã có một quy trình skincare khoa học, đã điều chỉnh nhiều lần và sử dụng nhiều phương pháp điều trị ngoài da khác.
- Mụn thường ở cấp độ từ trung bình đến nặng.
- Mụn xuất hiện ở những bạn gặp vấn đề buồng trứng đa nang hoặc tăng insulin máu.
- Những bạn nữ thường xuyên gặp mụn kèm tình trạng kinh nguyệt không đều/không đủ.
Các phương pháp điều trị mụn nội tiết hiệu quả mà bạn nên biết
Phương pháp điều trị mụn nội tiết tự nhiên
- Tinh dầu trà xanh: Chất này hoạt động dựa trên cơ chế giảm viêm, là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn trứng cá. Người bệnh thoa kem chứa 5% tinh dầu trà xanh trực tiếp lên da đều đặn hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng mụn nội tiết từ nhẹ đến trung bình.
- Trà xanh: Nếu như tinh dầu trà xanh có thể dùng thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn, có thể áp dụng phương pháp uống trực tiếp trà xanh mỗi ngày kết hợp với chăm sóc, vệ sinh da để nhanh chóng đánh bay mụn nội tiết, cho làn da trở nên khỏe mạnh, sạch mụn.
- Dưa chuột: Dưa chuột đã được chứng minh là loại quả nhiều nước (96%), giúp cấp ẩm gián tiếp cho da và giảm thiểu sưng đau, mẩn đỏ rất tốt. Trong dưa chuột còn có tính diệt khuẩn chống viêm và chất làm se nhẹ, giúp lỗ chân lông thoáng và nhỏ lại.
Trị mụn nội tiết bằng thuốc Tây y
- Thuốc Dexamethasone
- Thuốc Acnotin
- Thuốc tránh thai trị mụn nội tiết
- Thuốc Retinoids
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng androgen
Dùng thực phẩm chức năng trị mụn nội tiết
- Omega 3: Là acid béo có khả năng chống viêm do ức chế chất gây viêm PGE2 và LTB4. Ngoài ra, omega 3 cũng có tác dụng ức chế sản xuất hormon androgen và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể bổ sung omega 3 qua dầu cá hoặc dầu hạt lanh. Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung tối thiểu 250 – 500 mg omega 3 (EPA và DHA).
- Kẽm: Là chất chống oxy hóa và chống viêm, giảm tiết bã nhờn quan trọng. Ngoài ra, kẽm cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất như omega 3, vitamin A. Liều lượng kẽm cho phép khoảng 8 – 11mg/ngày ở người lớn. Ngoài bổ sung đường uống, bạn có thể kết hợp bôi sản phẩm chứa kẽm với liều lượng vừa đủ.
- Vitamin A: Ngoài dẫn xuất vitamin A (tretinoin, isotretinoin), bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin A với tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng vitamin A quá liều (lớn hơn 10.000 IU), đặc biệt là phụ nữ có thai.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết này đã cho bạn những thông tin bổ ích về tình trạng mụn nội tiết và những dấu hiệu nhận biết chúng. Nếu đang bị mụn nặng, bạn nên chủ động đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhé! Như vậy, các vấn đề về mụn sẽ được cải thiện đáng kể, giúp bạn tự tin với làn da của mình.