U tuyến bã nhờn là gì? Điều trị như thế nào?
22 Tháng Mười Một, 2022U tuyến bã là gì? Loại u nang này có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Để biết thêm cũng như hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh thì bạn cùng Luvis Việt Nam tìm hiểu nhé!
U tuyến bã nhờn là gì?
U nang tuyến bã nhờn hay còn được gọi là u nang bã nhờn, đây là một dạng bệnh lý khởi phát từ những tuyến bã nhờn ở trên da và trên nang tóc. Những nang này sẽ phát triển khi các tuyến hoặc ống tuyến gặp phải các tổn thương hoặc bị tắc nghẽn. U tuyến bã nhờn là một dạng u lành trên da. Đây là các nang bị tổn thương một cách bất thường ở trên cơ thể và bên trong đó sẽ có những chất ở dạng lỏng hoặc sệt.
Các tổn thương thường sẽ xuất hiện ở trên mặt, cổ hoặc trên cơ thể. Loại bệnh lý này phát triển tương đối chậm và không có ảnh hưởng đến tính mạng. Thế nhưng, chúng có thể gây nên những vấn đề vô cùng khó chịu nếu không thể kiểm soát chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải thăm khám và được kiểm tra thật kỹ lưỡng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của căn bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây bệnh u tuyến bã nhờn là gì?
Chấn thương được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Những tổn thương bên ngoài da ví dụ như các vết cào, vết thương để lại do phẫu thuật hoặc mụn trứng cá. Các u nang bã nhờn phát triển khá chậm. Tính từ thời điểm các vết thương xuất hiện cho đến vài tháng sau thì u nang mới xuất hiện.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác của dạng bệnh lý này có thể kể đến như phần ống tuyến bị dị dạng, bị biến dạng; các tế bào bị tổn thương khi phẫu thuật; bệnh di truyền (điển hình như hội chứng Gardner hoặc nevi tế bào đáy).
Những biểu hiện nhận biết của u nang tuyến bã nhờn
Bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu điển hình:
- Các nang nhỏ thường sẽ không khiến bạn có cảm giác đau.
- Đối với các nang lớn hơn sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đôi khi là bị đau nhiều.
- Những trường hợp các u nang lớn hơn và xuất hiện ở các khu vực như mặt và cổ có thể gây ra tình trạng chèn ép và khiến bạn cảm thấy đau.
- Trong số các u nang, có loại chứa các mảnh keratin màu trắng – một yếu tố cấu thành nên da và móng tay. Chính lý do này khiến cho các u nang khi sờ vào đều khá là mềm.
- Một vài khu vực điển hình thường xuất hiện các u nang bã nhờn ví dụ như: trên da đầu, trên mặt, vùng cổ hoặc lưng.
- Khi bạn nhận thấy các u bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng như bị tấy đỏ, đau hoặc bị chảy mủ thì bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán với kết quả chính xác nhất.
- Ngoài ra, khi các khối u phát triển một cách nhanh chóng hoặc kích thước lớn hơn 5cm, sau khi cắt bỏ và tái phát lại nhanh chóng thì bạn cũng cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
Cách thức điều trị bệnh u tuyến bã nhờn
Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh. Các biện pháp điều trị mang tính chất loại bỏ thương tổn, hạn chế viêm, bội nhiễm để tránh sẹo gây mất thẩm mỹ.
– Cắt bỏ các kén lớn bằng phẫu thuật, laser, đốt điện, áp lạnh.
– Sử dụng kháng sinh nếu có viêm, nhiễm khuẩn.
– Isotretinoin đường uống làm giảm tình trạng bệnh, giảm viêm tạm thời.
– Ngoài ra cần tư vấn di truyền, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.
Những lưu ý quan trọng về u tuyến bã nhờn
- Người bệnh tuyệt đối không được tự nặn ép u nang để tránh các tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
- Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học hơn.
- Nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây cho cơ thể.
- Thực đơn dinh dưỡng cần tránh các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, những loại đồ ăn cay nóng hoặc thực phẩm đóng hộp nhiều gia vị.
- Cơ thể bạn cần được bổ sung thêm nhiều nước để quá trình thanh lọc và thải độc được thúc đẩy tốt hơn.
- Thăm khám sớm có thể giúp bạn hạn chế được các vấn đề như đau nhức hoặc bị nhiễm trùng. Với một số trường hợp hiếm gặp hơn, u nang có thể sẽ bị nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Kết luận
U nang bã nhờn không gây nguy hiểm nên mọi người không cần lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình để tránh bị viêm nhiễm. Với những chia sẻ trên hy vọng bạn có một làn da khỏe mạnh!